Điểm báo

Thứ năm, 21 Tháng 7 2016 17:33

rước đây có thời điểm, người dân ăn vải hoang mang khi có tin đồn vải gây viêm não Nhật Bản khiến các chuyên gia y tế phải lên tiếng bác bỏ tin đồn này, cứu nguy cho thị trường vải ở miền Bắc. Thực tế, vào mùa vải, tức tháng 6-7 cũng trùng hợp vào tháng cao điểm nguy cơ dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản.

 
                    

 

Hiểu đúng về Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính do vi rút gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Sở dĩ bệnh có tên là viêm não Nhật Bản là do được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản và các nhà khoa học Nhật Bản cũng là người tìm ra vi rút gây bệnh và đặt tên là vi rút viêm não Nhật Bản (VNNB).

Ổ chứa vi rút VNNB trong thiên nhiên là các loài sống hoang dã như chim, một số loài bò sát và các loài động vật có xương sống – nơi vi rút nhân lên, lưu trữ lâu dài trong tự nhiên và phát tán tới vật nuôi gần người, đặc biệt là lợn, sau đó đến trâu, bò, ngựa, dê, v.v và từ đó truyền sang người. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ động vật sang người mà lây truyền thông qua muỗi đốt. Việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh và tất nhiên việc ăn quả vải không liên quan gì đến lây truyền bệnh VNNB.

Muỗi truyền bệnh VNNB chủ yếu sinh sản ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng, nên thường gọi là muỗi đồng ruộng. Ở nước ta, loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, phát triển vào những tháng mùa hè, nóng lắm, mưa nhiều. Thông thường khoảng từ chập choạng tối đến đêm, muỗi từ cánh đồng bay về các chuồng gia súc để kiếm ăn, hút máu súc vật. Nếu chuồng gia súc gần nhà thì muỗi bay vào nhà hút máu người và truyền bệnh. Muỗi có thể bay xa tới 1,5 km và có thể bay lên cao trên mặt đất khoảng 13 mét – 15 mét.
 

CHU TRÌNH LÂY TRUYỀN CỦA VI RÚT VNNB

 
              

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Các quốc gia lưu hành VNNB cao bao gồm các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippine.

Ở Việt Nam, bệnh VNNB ghi nhận ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch thường gặp ở vùng đồng bằng, trung du và cả ở một số khu vực miền núi Tây Bắc nơi trồng nhiều lúa nước có kết hợp nuôi nhiều lợn gần người. Bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, đỉnh điểm dịch khoảng tháng 6-7. Hàng năm ở nước ta có khoảng từ vài trăm đến 1000 trường hợp mắc viêm não vi rút và khoảng 20% trong số này là VNNB. Từ năm 1997 sau khi triển khai vắc xin VNNB trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, số mắc và chết do VNNB đã giảm đi rất nhiều.
 
Dấu hiệu nhiễm VNNB
 
Dấu hiệu mắc VNNB thường gặp bao gồm những triệu chứng như: Sốt cao đột ngột 39-40 độ C  kèm đau đầu, buồn nôn và nôn, sau đó co giật, co cứng, liệt và có rối loạn về tinh thần như  vật vã, mê sảng, li bì, lú lẫn, hôn mê. Với trẻ nhỏ, các dấu hiệu không điển hình và khó phát hiện hơn nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng như: sốt, nôn  nhiều, thóp phồng, co giật, co cứng, cử động bất thường, li bì hoặc hôn mê. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10% - 20%
 
Phòng chống VNNB hiệu quả
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Vắc xin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi từ năm 1997, ban đầu ở một số tỉnh, thành phố nguy cơ cao và hàng năm mở rộng dần ra các địa phương khác. Đến năm 2013 đã triển khai tại 580 huyện của 60 tỉnh, thành phố và năm 2014 triển khai tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Điểm rất tích cực là từ năm 2015 chương trình Tiêm chủng mở rộng đã triển khai tiêm vắc xin VNNB hàng tháng ở tất cả các trạm y tế xã thay vì tiêm từng đợt như trước kia. Việc triển khai tiêm vắc xin hàng tháng sẽ giúp tạo được miễn dịch sớm, kịp thời ngay khi trẻ được 1 tuổi. Đây là nỗ lực lớn của ngành y tế góp phần tích cực mang lại quyền lợi nhiều hơn nữa cho người dân vì mục tiêu nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản trên toàn quốc.

Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh VNNB, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sau đây:

- Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:
+ Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi
+ Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
+ Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

- Xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi.

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

-  Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

- Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/968/chu-dong-ung-pho-viem-nao-nhat-ban-trong-%E2%80%9Cmua-vai%E2%80%9D

Thứ năm, 21 Tháng 7 2016 17:31

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng:

Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng 
Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

http://vncdc.gov.vn/vi/khuyen-cao-cong-dong/970/khuyen-cao-phong-chong-benh-bach-hau

Thứ hai, 04 Tháng 7 2016 19:16

Ngày 27/6, giới chức khoa học Mỹ thông báo đã ghi nhận trường hợp thứ 2 mắc siêu vi khuẩn kháng tất cả mọi loại kháng sinh.

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hiệp hội Vi trùng học và vi sinh học của Mỹ, các nhà vi trùng học cho biết đã phát hiện gene đột biến MCR-1 hayplasmid trong chủng vi khuẩn E.coli ở một bệnh nhân sống tại New York.

Loại gene này khiến chủng E.coli trên trở thành siêu vi khuẩn có khả năng kháng tất cả các loại kháng sinh kể cả Colistin – một loại kháng sinh được xem là "của để dành cuối cùng" trong việc điều trị các bệnh hiểm nghèo.

Hồi tháng trước, giới chức y tế Mỹ đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm siêu vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh này. Tuy nhiên, nữ bệnh nhân 49 tuổi sống ở bang Pennsylvania này đã phục hồi.

Tại Mỹ, tình trạng kháng kháng sinh đã khiến ít nhất 2 triệu người mắc bệnh và 23.000 người tử vong mỗi năm.
Tại Mỹ, tình trạng kháng kháng sinh đã khiến ít nhất 2 triệu người mắc bệnh và 23.000 người tử vong mỗi năm.

MCR-1, nằm trong một đoạn thông tin di truyền (DNA) của vi khuẩn và có thể lây truyền sang các vi khuẩn khác qua 1 số giống loài. Theo các nhà khoa học, sự lây lan của siêu vi khuẩn này sẽ là sự khởi đầu của "một cơn ác mộng" về một đại dịch bệnh nhiễm trùng vô phương cứu chữa trên toàn cầu.

Các nhà khoa học bắt đầu theo dõi sự lây lan của loại gene MCR-1 kể từ khi loại siêu vi khuẩn này xuất hiện ở người, gia cầm và lợn tại Trung Quốc năm 2015. Hiện ở châu Âu cũng đã xuất hiện loại siêu vi khuẩn này.

Colistin là dòng kháng sinh thế hệ cũ, được đưa vào sử dụng từ năm 1950 để điều trị các bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn E.coli, Salmonella và Acinetobacter gây ra. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Colistin đã bị cấm sử dụng trên người do tác dụng phụ gây nhiễm độc ở thận, song vẫn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi, đặc biệt là ở Trung Quốc. Các nhà khoa học từng cảnh báo người ăn thịt chứa vi khuẩn "nhờn thuốc" cũng có nguy cơ cao bị nhiễm chính vi khuẩn này.

Theo thống kê, riêng tại Mỹ, tình trạng kháng kháng sinh đã khiến ít nhất 2 triệu người mắc bệnh và 23.000 người tử vong mỗi năm. Việc các bác sĩ và bệnh nhân lạm dụng kháng sinh cũng như việc sử dụng tràn lan loại dược phẩm này trong chăn nuôi đang trở thành một vấn đề nhức nhối, góp phần tạo nên cuộc "khủng hoảng kháng kháng sinh" hiện nay.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người cần hạn chế sử dụng kháng sinh nếu không cần thiết, đồng thời nhấn mạnh cách phòng bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cũng như tiêu thụ các thực phẩm hợp vệ sinh.

http://khoahoc.tv/phat-hien-them-ca-nhiem-sieu-vi-khuan-khang-moi-khang-sinh-o-my-73896

Thứ sáu, 24 Tháng 6 2016 21:37
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân.

Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006, giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng từ đầu năm 2016 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm. Kết quả giám sát trên người tại các điểm giám sát trọng điểm cúm quốc gia cho thấy trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 chủng vi rút cúm A(H3) là chủng lưu hành chủ yếu (79,9%), tiếp đó là chủng vi rút cúm A(H1N1) (11%) và cúm B (9,1%). Hiện chưa phát hiện thấy chủng vi rút cúm mới cũng như sự đột biến làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng vi rút cúm lưu hành trên người tại Việt Nam.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

          1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
          2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
          3. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.
          4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
          5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

 

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế
 
Thứ sáu, 24 Tháng 6 2016 21:35

Sau 2 tháng triển khai, mô hình chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống dịch bệnh do ri rút Zika và Sốt xuất huyết” do Bộ Y tế phát động đã diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt tại 55 tỉnh, thành phố trên cả nước


Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh do vi rút Zika và nguy cơ dịch sốt xuất huyết quay trở lại vào mùa mưa năm nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã phát động chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống dịch bệnh do vi-rút Zika và sốt xuất huyết” với lời kêu gọi các đơn vị chính quyền tại địa phương cùng người dân chủ động, tích cực tham gia vào chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, muỗi gây bệnh, tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Đây là cách thiết thực và hiệu quả nhất trong công tác phòng chống dịch và giúp đẩy lùi nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cả cộng đồng.
 

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát động chiến dịch mẫu tại Tp.HCM ngày 5/3/2016.

Chiến dịch mẫu đã được triển khai tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 5/3/2016. Ngay sau đó, nhiều địa phương trên cả nước đã nhanh chóng nhân rộng chiến dịch với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần người dân tại địa phương như: Hà Nội, Đà Nẵng, Đắc Lắk, Khánh Hòa, Phú Yên, Cần Thơ,…

Đến nay đã có 55 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai thành công chiến dịch Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng, tạo nên phong trào nhà nhà diệt muỗi, lăng quăng và phòng chống dịch bệnh tích cực, hiệu quả trên nhiều địa bàn, đặc biệt tại những tỉnh, thành phố trọng điểm miền Trung và miền Nam như Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai,...

Chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống dịch bệnh do vi-rút Zika và sốt xuất huyết” gồm nhiều hoạt động đa dạng như: Lễ mít tinh phát động chiến dịch; Tổ chức chiến dịch người dân diệt bọ gậy, lăng quăng; Lễ ký cam kết trách nhiệm phòng chống dịch giữa Sở Y tế địa phương và UBND các huyện, thị xã tại tỉnh/thành phố; các hoạt động văn hóa văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về dịch bệnh cũng như cách phòng chống, hoạt động sáng tác cổ động, tuyên truyền về công tác phòng chống dịch,v.v..
 

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế và chính quyền tỉnh Khánh Hòa hướng dẫn người dân kiểm tra dụng cụ chứa nước và tiêu diệt bọ gậy trong chiến dịch.
 
Tại một số tỉnh, thành phố, tiêu biểu như tỉnh Hà Tĩnh có sự tham gia nhiệt tình của thế hệ trẻ gồm hơn 200 bạn sinh viên thuộc Đoàn Thanh niên tỉnh Hà Tĩnh. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhận được sự tham gia tích cực của lực lượng Đoàn Thanh niên và khoảng 700 học sinh-sinh viên tại các trường trong địa bàn tỉnh. Trong các chiến dịch này, các bạn trẻ đã và đang trở thành những nhân tố quyết định, thành phần tích cực nhất phát huy hiệu quả chiến dịch, lan tỏa thông điệp nâng cao ý thức, chủ động phòng chống dịch bệnh đến mỗi hộ gia đình.

Nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện việc tuyên truyền sâu rộng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết trên các kênh truyền hình tỉnh, các báo, Đài và hệ thống loa phát thanh huyện, thị và xã phường, tận dụng rất hiệu quả truyền thông trực tiếp thông qua tổ dân phố, các tình nguyện viên, vốn là những người nắm rất rõ tình hình khu vực địa bàn mình tại từng xã, phường hoặc thôn, xóm, tiêu biểu như: Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Dương,...

Sự thành công của chiến dịch cho thấy đây thực sự là một ý tưởng sáng tạo và ý nghĩa, góp phần thay đổi nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người dân, giúp chủ động và sẵn sàng phối hợp với ngành y tế để phòng chống dịch. Bên cạnh đó, chiến dịch thể hiện được sự quyết tâm của Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, cũng như cho thấy sự đồng lòng chung tay của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các ban, ngành, đoàn thể vì mục tiêu sức khỏe cộng đồng.
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Chủ nhật, 12 Tháng 6 2016 15:14

B. Cepacia là tên của một nhóm hoặc phức hợp vi khuẩn có thể được tìm thấy trong nước và đất. B. Cepacia thường kháng với các kháng sinh phổ thông.

B. Cepacia ít khi gây nguy hiểm ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên, những người có những vấn đề sức khỏe như hệ miễn dịch suy giảm hoặc bệnh phổi mãn tính, đặc biệt có u xơ, có thể nhiễm B. Cepacia.

B. Cepacia là nguyên nhân gây nhiễm trùng ở bệnh nhân nội trú. B. Cepacia có thể không gây ra triệu chứng, nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng hô hấp nặng, đặc biệt ở những người có u xơ phổi.

B. Cepacia lây truyền qua dược phẩm và dụng cụ y tế bị nhiễm đã được báo cáo. Năm 2005, CDC ghi nhận nhiều trường hợp viêm phổi và nhiễm khuẩn khác do B. Cepacia gây ra và có liên quan tới nước xúc miệng nhiễm khuẫn. Năm 2004, CDC thông báo thu hồi các thuốc xịt mũi do nghi nhiễm B. Cepacia và khẳng định B. Cepacia liên quan tới nhiễm khuẫn bệnh viện ở bệnh nhân trong khoa hồi sức tích cực.

Đọc thêm:

http://www.cdc.gov/HAI/organisms/bCepacia.html

Thứ bảy, 04 Tháng 6 2016 21:57

Mức độ nhẹ hơn trước đây chỉ là các vi khuẩn đa kháng thuốc và kháng thuốc rộng.

Một phụ nữ ở tiểu bang Pennsylvania đã trở thành người Mỹ đầu tiên nhận xét nghiệm dương tính với một loại vi khuẩn có khả năng kháng tất cả các loại kháng sinh, ngay cả những dòng thuốc dùng trong trường hợp cuối cùng mà nhân loại sử hữu.

Trường hợp đầu tiên được ghi nhận này đã "báo hiệu sự xuất hiện thực sự của vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc", theo các chuyên gia y tế. Mức độ nhẹ hơn trước đây chỉ là các vi khuẩn đa kháng thuốc và kháng thuốc rộng. Đó có thể đồng nghĩa với "đoạn cuối con đường" cho thời đại thuốc kháng sinh.

Vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc được phát hiện tại Mỹ.
Vi khuẩn kháng tất cả các loại thuốc được phát hiện tại Mỹ.

Báo cáo của trường hợp nói trên được đăng tải trên tạp chí khoa học Antimicrobial Agents and Chemotherapy. Các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Walter Reed Army, cơ sở khoa học y sinh lớn nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ, chỉ ra vi khuẩn đã có mặt trong nước tiểu của một phụ nữ 49 tuổi.

Trước đó vào tháng 4, cô tới phòng khám ở Pennsylvania với các triệu chứng giống như nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẫu nước tiểu của cô được gửi đến Trung tâm Y tế Quân đội Hoa Kỳ để thử nghiệm. Kết quả xét nghiệm dương tính với mcr-1, gene đang khiến vi khuẩn trở nên kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh, bao gồm cả loại thuốc mạnh nhất cuối cùng, colistin.

Colistin là loại kháng sinh để chống lại các vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh mạnh nhất. Cho tới hiện nay, nó vẫn là công cụ mạnh nhất chúng ta sở hữu để điều trị vi khuẩn đa kháng thuốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới ngày càng chỉ ra bằng chứng cho thấy rồi colistin cũng mất đi hiệu quả của nó.

Các nhà khoa học lo ngại vi khuẩn bây giờ có thể trao đổi các gene kháng thuốc với nhau. Lời cảnh báo được đưa ra trong cộng đồng vi sinh học vào năm ngoái, khi các gen trao đổi kháng colistin đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc.

Ngay từ khi báo cáo được công bố, cộng đồng y tế toàn cầu đã theo dõi sát sao và tìm kiếm sự xuất hiện của các gen này. Các trường hợp đã được ghi nhận tại Châu Âu, Canada và bây giờ là Mỹ. Kết quả xét nghiệm của người phụ nữ tại Pennsylvania cho thấy không có một liều lượng colistin an toàn nào có thể được sử dụng để điều trị cho cô.

Gene mcr-1 đã được xác nhận phải chịu trách nhiệm cho trường hợp này. "Việc phát hiện ra gene này yêu cầu sự giám sát liên tục để xác định các nguồn chứa của nó trong cộng đồng. Xa hơn nữa, nhưng rất quan trọng là ngăn chặn sự lây lan của nó", các nhà khoa học viết trong báo cáo.

Vi khuẩn E. coli trước đây cũng có thể mang gene kháng thuốc mcr-1.
Vi khuẩn E. coli trước đây cũng có thể mang gene kháng thuốc mcr-1.

Bên cạnh trường hợp đầu tiên được xác nhận trên người, trước đây Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đã nghiên cứu một trường hợp khuẩn E. coli mang mcr-1 gây nhiễm trùng ở lợn. Mặc dù chưa có bằng chứng, các quan chức Mỹ đang lo ngại rằng có mối liên hệ giữa hai trường hợp này.

Khi các gene có thể được trao đổi giữa các vi khuẩn với nhau, nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình của cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, một phản ứng khẩn cấp đang được tiến hành để ngăn chặn sự lây lan của mcr-1.

Nói về trường hợp đầu tiên của mcr-1 được ghi nhận trên người tại Mỹ, giám đốc Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết: "Về cơ bản, điều này cho chúng ta thấy rằng đoạn cuối con đường không còn là rất xa đối với thuốc kháng sinh".

Tuy nhiên, tiến sĩ Gerry Wright, giám đốc Viện truyền nhiễm Michael G.DeGroote cho biết thậm chí nó đã được báo hiệu từ lâu. "Tôi cho rằng các gen đã có mặt từ lâu, chỉ là chúng ta chưa phát hiện ra chúng. Bởi vì bệnh nhân không có báo cáo du lịch, bạn có thể đoán chắc rằng mcr-1 đó là ở Mỹ".

Nguồn: http://khoahoc.tv/vi-khuan-khang-tat-ca-cac-loai-thuoc-duoc-phat-hien-tai-my-73091

Trang