Hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn

Thứ hai, 05 Tháng 4 2010 01:51

TS.BS LÊ THỊ ANH THƯ

BS.CKII. NGUYỄN THỊ THANH HÀ

 

Kỷ niệm lần thứ 50 hội nghị thường niện về “Dịch tễ học và kiểm soát nhiễm khuẩn” của các nhà dịch tễ học Hoa kỳ (SHEA) vừa được tổ chức tại thành phố Atlanta, Bang Giorgia, Hoa Kỳ từ ngày 18 – 22/3/2010. Đây là một hội nghị hàng năm của các bác sĩ, điều dưỡng và những nhà dịch tễ học, vi sinh học, kiểm soát nhiễm khuẩn từ khắp các quốc gia trên thế giới về đây hội tụ. Hội nghị có sự tham gia của 72 quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Về nội dung hội nghị có tất cả 114 bài báo cáo khoa học, 174 nhà khoa học tham dự diễn đàn hội nghị, 734 nghiên cứu khoa học từ nhiều quốc gia trình bầy dưới dạng poster (Việt nam có 3 poster tại hội nghị này).

Chủ đề chính của hội nghị lần này là đánh giá lại những hoạt động và những thành tựu khoa học đã đạt được trong cuộc chiến giảm nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện (NKBV) và những giải pháp hiệu quả đã được áp dụng trong 10 năm qua. Hội nghị cũng đã đặt ra hàng loạt những câu hỏi và giải pháp cho các nhà khoa học, các thành viên của SHEA, các bác sĩ, điều dưỡng, nhà vi sinh, dịch tễ học và kiểm soát nhiễm khuẩn từ khắp nơi trên thế giới về những vấn đề nóng bỏng, quan trọng nhất đang được quan tâm đến hiện nay.

GS.TS khoa học Thomas Frieden, giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) nói: “ Để phòng ngừa nhiễn khuẩn mắc phải trong bệnh viện trong những thập kỷ tới còn có nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ”, đó là

Có bao nhiêu người bệnh và chết vì nhiễm khuẩn bệnh viện, phải tốn kém bao nhiêu tiền bạc cho những nhiễm khuẩn mắc phải và những chết liên quan tới chúng ở những cơ sở khám chữa bệnh?

Còn rất ít hiểu biết của chúng ta về những vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện tại những cơ sở chăm sóc ngoài bệnh viện.

Có bao nhiêu biện pháp cải tiến mới đây trong kiểm soát nhiễm khuẩn?

Còn bao nhiêu những nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện chưa nhận được những cải tiến này?

Và ông cũng cho chúng ta thấy từ trước tới nay những biện pháp nhằm giảm bớt NKBV thường chỉ được chú trọng trong các khoa Hồi sức tích cực (HSTC), trong khi đó còn biết bao người bệnh được nhập và nằm điều trị tại các khoa khác ngoài khoa HSTC và họ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm như vậy, trên thực tế nhiều nghiên cứu cho thấy con số NKBV tại các khoa ngoài HSTC còn cao hơn nhiều và tốn kém hơn nhiều, vì thế KSNK trong những thập kỷ tới phải mở rộng ra các khoa ngoài HSTC, trung tâm y tế, viện chăm sóc sức khỏe khác, để đảm bảo rằng tất cả các người bệnh khi vào đến bệnh viện đều được hưởng mọi dịch vụ chăm sóc an toàn cho họ. Ông cũng đặt ra cho chúng ta thấy, bên cạnh những thành tựu mà chuyên nghành dịch tễ học và kiểm soát nhiễm khuẩn đã đạt được, còn nhiều “lỗ hổng” trong kiến thức để can thiệp giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn một cách có hiệu quả vẫn chưa được làm rõ và không chấp nhận được. Ví dụ, trong những năm qua, chúng ta vẫn chưa trả lời được như trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện trên những bệnh nhân có đặt catheter đường máu và đường tiểu, vấn đề chưa trả lời được đó là làm thế nào để ngăn việc tạo ra các biofilm của các vi khuẩn, kỹ thuật tối ưu nào được sử dụng trong phòng ngừa. Hoặc trong những khuyến cáo cũng chưa nói rõ được việc duy trì chăm sóc sau khi đặt như thế nào cho tối ưu. Trong phòng ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, mức độ tiếp cận những can thiệp phẫu thuật và chuẩn hóa khi nào bệnh nhân sau mổ được xuất viện hoặc giám sát nhiễm khuẩn sau mổ còn chưa rõ ràng,….Vậy thì, những cái gì đã được chấp nhận và làm sáng tỏ, đó là làm giảm những nhiễm khuẩn mắc phải qua những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả, ví dụ như trong phòng ngừa nhiễm khuẩn máu (NKM) trên những bệnh nhân có đặt catheter vào trong lòng mạch, những giải pháp trọn gói trong ngăn ngừa NKM là: sử dụng kỹ thuật đặt vô khuẩn, chọn vị trí đặt có ít nguy cơ nhiễm khuẩn, sử dụng chlorhexidine 2% sát trùng nơi tiêm chích, giám sát phản hồi các trường hợp đặt và nhiễm khuẩn tới các nhà lâm sàng. Giải pháp này đã được minh chứng tại các khoa HSTC ở Hoa Kỳ từ năm 1997 -2007, khi triển khai chúng đã giúp phòng ngừa được 7000 ca có khả năng NKM tiềm tàng, tránh được 1800 cái chết xảy ra và tiết kiệm được 180 triệu USD cho chi phí này hàng năm (JAMA, 2009, 301(7) 727-736). Ông nhấn mạnh rằng, để giảm NKBV và những cái chết đáng tiếng xảy ra, cần phải: “Tiếp tục có những chính sách và nguồn tài chính cung cấp đủ cho những hoạt động nhằm kiểm soát tối ưu NKBV; sử dụng một cách hiệu quả những biện pháp can thiệp đã có y học chứng cớ; nhấn mạnh tầm quan trọng của giám sát NKBV; Xây dựng những công cụ giúp cho phòng ngừa hiệu quả; tăng cường nghiên cứu những vấn đề mà chúng ta chưa hiểu biết; phổ biến những kiến thức và biện pháp hiệu quả không chỉ trong cơ sở khám chữa bệnh mà còn phải ra cộng đồng và xuất bản chúng; phải có một kế hoạch hành động trong tất cả các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Bằng những hoạt động hết sức thiết thực chính phủ đã giành 40 triệu USD từ CDC cho các bang nằm đẩy mạnh hoạt động giám sát và phòng ngừa NKBV; Gìanh 10 triệu USD từ trung tâm bảo hiểm cho các hoạt động giám sát và phòng ngừa của các dịch vụ chăm sóc ngoại khoa cấp cứu.”

Từ những vấn đề của hội nghị nêu ra, nghành KSNK non trẻ của chúng ta còn quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết, không chỉ ở trong cấp độ những nhà kiểm soát nhiễm khuẩn, mà còn ở cả những nhà quản lý, nhà chiến lược của nghành y tế và các cơ quan ban nghành có liên quan. Với thông tư 18 về “ Hướng dẫn thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh do BYT ban hành năm 2009” sẽ giúp hoạt động KSNK của chúng ta sẽ ngày càng đi vào chiều sâu và đạt được chất lượng cao, giúp lòng tin của người bệnh về dịch vụ y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh Việt Nam.

Thứ ba, 05 Tháng 5 2009 02:00

Quy trình rửa tay thường quy

Chi tiết tài liệu download tại đây.

Thứ hai, 04 Tháng 5 2009 15:48

Tài liệu có thể tải về tại đây

Chủ nhật, 05 Tháng 4 2009 17:29

Bộ Y tế gửi thư cho chủ tịch các UBND về việc tăng cường phòng chống H1N1.

Thư mời có thể được lấy ở đây.

Thứ năm, 16 Tháng 10 2008 13:33

Tác giả: BS. Hồ Việt Mỹ.
Đồng tác giả: ThS. Lê Quang Hùng.
Đơn vị công tác: Sở Y tế Bình Định.
Ngày tạo ra giải pháp: 2003-2004.
Đạt giải: Giải Khuyến khích.

 

Ở Việt Nam nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện là vấn đề hết sức bức xúc của ngành y tế, gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế cho người bệnh, làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh trong bệnh viện, tăng sản sinh các chủng vi khuẩn kháng thuốc, tăng chi phí điều trị.

Vì vậy, việc xây dựng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện vì đây sẽ là cẩm nang cho nhân viên y tế thực hiện công tác phòng chống nhiễm khuẩn, là tiêu chí để đánh giá các quy trình kỹ thuật trên phương diện kiểm soát nhiễm khuẩn.


* MÔ TẢ GIẢI PHÁP:

 

1. Tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện:


- Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh biện (NKBV) tại bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh là 7,2% năm 2003 và 6,1% năm 2004. Tại bệnh viện đa khoa khu vực (BVĐKKV) Bồng Sơn năm 2003 tỷ lệ này là 9,4% và năm 2004 là 7,3%. Như vậy tỷ lệ NKBV của các bệnh viện năm 2004 đều giảm hơn so với năm 2003 nhưng sự khác biệt không lớn.
- Các khoa có tỷ lệ NKBV cao là khoa Nhi, Ngoại, Hồi sức cấp cứu. Điều này là phù hợp vì tại các khoa này tập trung nhiều người bệnh nặng, nằm lâu, thực hiện nhiều thủ thuật xâm lấn, người bệnh thường có các bệnh kèm theo hoặc có tình trạng suy giảm miễn dịch.
- Nhiễm khuẩn thường hay gặp nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới 37,5% và 39,6%, kế đến là nhiễm khuẩn vết mổ 15,9% và 21,7%.

- Áp dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật) tiến hành chia nhiễm khuẩn vết mổ thành 3 loại : nông, sâu và cơ quan/khoang cơ thể.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm cũng là nhiễm khuẩn thường gặp (15,9% và 13,0%).
- Khi so sánh tỷ lệ NKBV theo nhóm tuổi cho thấy tỷ lệ ở trẻ em cao hơn so với người lớn (12% so với 5,7%) với OR = 2,1b (OR tỷ số chênh); Ở nhóm tuổi người lớn thì lứa tuổi bị NKBV cao nhất là từ 80 tuổi trở lên (14,8%).
- Người bệnh thực hiện thủ thuật xâm lấn có nguy cơ NKBV cao hơn người không thực hiện thủ thuật xâm lấn (OR = 6,76, p < 0,05).


2. Giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện:


- Tất cả các khoa đều có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trong không khí. Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, Ngoại thần kinh - Cột sống là những nơi có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh cao.
- Các chủng vi khuẩn phân lập được trong không khí là: S. Aureus 45,8%, trực khuẩn gram âm 38,3%, trực khuẩn gram âm đường ruột (E.coli: 4, Klebsiella sp: 3, Enterobacter sp: 1) (không sinh men), Pseudomonas.sp và P. Aeruginosa chiếm 20,83%.
- Đối với dụng cụ y tế tại BVĐK tỉnh tỷ lệ đạt vô khuẩn của các dụng cụ là 57,8%, đặc biệt các dụng cụ đã hấp vô trùng được dùng trong phòng mổ, dùng để thay băng, dụng cụ hấp trong phòng thanh trùng.
- Hồi sức cấp cứu nội, Nhi (sơ sinh và cấp cứu), Khoa sản (phòng sinh) là những nơi có sự hiện diện của vi khuẩn trên các dụng cụ y tế.
- Tại BVĐKKV Bồng Sơn, tỷ lệ vô khuẩn của dụng cụ là 61,5% năm (2003),và 76,9% năm (2004), các vikhuẩn phân lập được là nhóm Psedomonas sp, E. coli (ESBL +), Acinetobacter.sp chiếm 15,4% (có trong lồng ấp của trẻ sơ sinh, đầu ống hút đàm). Việc xuất hiện chủng E.coli có sinh men ESBL là hết sức nguy hiểm vì đây là vi khuẩn đa kháng sinh, nếu gây NKBV thì rất khó điều trị.
- Tần suất vi khuẩn phân lập được ở tay nhân viên y tế cho thấy tỷ lệ vô khuẩn của tay nhân viên y tế chỉ đạt 37,8%, tỷ lệ vô khuẩn gây bệnh có trên tay nhân viên y tế là 13,4%. Vi khuẩn gây bệnh là trực khuẩn đường ruột gram âm là loại chiếm ưu thế 56,6%, trong đó phổ biến là Klebsiella. sp với

tần suất xuất hiện là 7/11 lần. Ngoài ra còn gặp Chromobacter với tần suất
1/11. Đứng sau trực khuẩn đường ruột gram âm là P. aeruginosa chiếm 34,78%. Nhờ sự cải thiện về các bồn rửa tay, khăn tay và công tác giám sát thường xuyên nên thời điểm cuối năm 2004 không phân lập được vi khuẩn gây bệnh trên tay nhân viên y tế.
- Taycủa nhân viện y tế là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện, nếu nhân viên y tế không thực hiện việc rửa tay đúng quy trình thì họ sẽ chính là những người mang vi khuẩn gây bệnh từ người bệnh này sang người bệnh khác.
- Kết quả kiểm tra mẫu nước y tế tại 2 bệnh viện cho thấy: Năm 2003 mẫu nước tại BVĐKKV Bồng Sơn không có vi khuẩn gây bệnh, năm 2004 các mẫu nước ngâm dây máy hút, rửa tay, nước tắm bé lấy từ xô đựng nước của cả 2 bệnh viện (nước cất dùng làm ẩm bình ôxy, ngâm dây thở, hút đàm) đều bị nhiễm P. aeruginosa và Pseudomonas sp.
- Hai loại vi khuẩn gây bệnh trong mẫu nước chủ yếu là P. aeruginosa (71,4%) và trực khuẩn đường ruột gram âm (28,6%).

* HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI:

 

- Qua hơn 1 năm triển khai và áp dụng kết quả cho thấy: Tỷ lệ người bệnh nhiễm khuẩn giảm từ 7,7% năm 2003 xuống còn 6,4% năm 2004.
- Giảm tần suất xuất hiện các vi khuẩn gây bệnh trong bệnh viện: E.Coli, Pseudomonas, tụ cầu vàng đã giảm trên tay nhân viên y tế, dụng cụ y tế, mẫu nước, không khí. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho người bệnh.