Thông tin

Chủ nhật, 25 Tháng 6 2017 16:16

Bạch hầu vẫn là một trong những bệnh nhiễm nguy hiểm trên thế giới, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở những nước thu nhập thấp. Rất ít những nước thu nhập thấp có hệ thống giám sát bạch hầu phù hợp, tuy nhiên, thông tin về chính sách và mục đích lập kế hoạch phụ thuộc nhiều vào mô hình. Đánh giá mô hình cải tiến, được công bố trên tạp chí nhiễm khuẩn Lancet, ước tính 24,1 triệu ca và 160.700 ca tử vong do bạch hầu ở trẻ <5 tuổi trong năm 2014, giảm đáng kể so với năm 2003, có 30, 6 triệu ca nhiễm và 390.000 ca tử vong. Cải thiện này là nhờ vào chương trình tiêm chủng mở rộng. WHO khu vực châu Phi báo cáo gánh nặng cao nhất với 32% các trường hợp, kế đến là Đông Nam Á với 26%. Một bài bình luận nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu thập các số liệu địa phương và tiếp tục cải thiện tỷ lệ bao phủ tiêm chủng.

Nguồn: http://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(17)30390-0/fulltext

Chủ nhật, 25 Tháng 6 2017 16:08

Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát dịch bệnh châu Âu (European CDC), 9 bang của Brazil đã xác nhận có các ca nhiễm sốt vàng, dịch sốt vàng bắt đầu từ 01/2017 và đang tiến triển. CDC châu Âu báo cáo từ 06/01 tới 31/05 có 1.311 ca sốt vàng (519 nghi ngờ và 792 ca xác định), tỷ suất tử vong là 34,6% trong số các ca được xác định. Năm nay, 5 quốc giakhac1 của Nam Mỹ đã báo cáo có dịch sốt vàng gồm Peru, Colombia, Bolivia, Eciador và Suriname.

Nguồn: http://www.cidrap.umn.edu/news-perspective/2017/06/news-scan-jun-12-2017

Chủ nhật, 25 Tháng 6 2017 16:04

Nguy cơ sử dụng kháng sinh thường được ghi nhận nhưng hiếm khi được thống kê. Thực nghiệm trên 1,488 bệnh nhân tại bệnh viện Johns Hopkins các biến cố bất lợi do kháng sinh sau khi uống hoặc tiêm kháng sinh và được công bố trên tạp chí y học nội khoa JAMA. Tất cả bệnh nhân trưởng thành tại khoa tổng quát từ 09/2013 tới 06/2014 có dùng kháng sinh được đưa vào nghiên cứu. Các biến cố bất lợi xảy ra trong vòng 30 ngày say khi dùng kháng sinh được ghi nhận, đối với các nhiễm khuẩn đa kháng thuốc hoặc liên quan tới Clostridium difficile thời gian ghi nhận kéo dai tới 90 ngày. Hai mươi % bệnh nhân có ít nhất một biến cố bất lợi. Cứ mỗi 10 ngày sử dụng kháng sinh, nguy cơ có biến cố bất lợi tăng thêm 3%.

Nguồn: http://www.cidrap.umn.edu/news-perspective/2017/06/stewardship-resistance-scan-jun-13-2017

Chủ nhật, 25 Tháng 6 2017 15:51

Xóm Lũng Khỉnh, xã Đa Thông cách trung tâm huyện lỵ khoảng 10 Km. Giao thông đi lại khó khăn. Toàn xã có 23 thôn bản, 869 hộ gia đình, 4.075 nhân khẩu. Cơ cấu các dân tộc trên địa bàn xã gồm dân tộc H"Mông, Dao. Nghề nghiệp chủ yếu là dựa vào làm nương rẫy. Người dân còn nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu.

Ngày 12/6/2017 Cục Y tế dự phòng nhận được báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cao Bằng về chùm ca bệnh và tử vong của 4 trẻ em tại xóm Lũng Khỉnh, xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Cao Bằng tổ chức cấp cứu, điều trị bệnh nhân, điều tra xác minh ổ dịch, lấy mẫu bệnh phẩm để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy từ ngày 8/6- 12/6/2017 tại xóm Lũng Khỉnh, xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng có chùm ca bệnh và tử vong của trẻ ở lứa tuổi từ 7-13 tuổi gồm 3 trẻ nhập Bệnh viện Đa khoa huyện Thông Nông ngày 12/6/2017 với biểu hiện các triệu chứng: Mệt mỏi, đau đầu, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn, co giật và 01 trẻ tử vong tại nhà ngày 9/6/2017 trước khi nhập viện. Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông đã tổ chức điều trị tích cực và lấy mẫu bệnh phẩm gửi tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Kết quả xét nghiệm ban đầu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong ngày 15/6/2017 cho thấy các mẫu bệnh phẩm âm tính với vi rút viêm não Nhật Bản B và vi khuẩn não mô cầu, đây là hai tác nhân gây bệnh truyền nhiễm gây bệnh cảnh viêm não – màng não và đang lưu hành tại nước ta.
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Chủ nhật, 25 Tháng 6 2017 15:49

Nhằm tăng cường công tác truyền thông Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đăng tải "Thông điệp truyền hình phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và dịch bệnh do vi rút Zika". Các đơn vị hệ y tế dự phòng có thể tải về và phát lại thông điệp này.

https://youtu.be/yEyCmmB55hY

Chủ nhật, 28 Tháng 5 2017 22:55

Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do trực khuẩn Shigella gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng, từ người bệnh sang người lành trực tiếp qua tiếp xúc, hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Các loại côn trùng như ruồi, nhặng, gián, … làm lây lan mầm bệnh sang thức ăn.

Người bệnh có các biểu hiện như: sốt cao 38 – 39oC, rét run, nhức đầu, mệt mỏi, ở trẻ em có thể có cơn co giật, chán ăn, khát nước, đắng miệng, buồn nôn hoặc nôn, kèm theo hội chứng lỵ gồm: đau quặn bụng, mót rặn. Phân không thành khuôn có nhầy và máu, đôi khi phân lỏng lờ máu như nước rửa thịt. Trường hợp bị bệnh nặng có thể dẫn đến rối loạn nước điện giải, suy tuần hoàn, tử vong.

Để chủ động phòng chống bệnh lỵ trực trùng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau: 

1. Thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đã đun sôi. 

2. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. 

3. Sử dụng nước sạch, giữ vệ sinh nguồn nước công cộng.

4. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi,  xử lý phân, tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau. 

5. Khi có các dấu hiệu nhiễm bệnh (đau bụng, sốt), cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

 

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế

 
Thứ hai, 22 Tháng 5 2017 22:18

Hai mươi chín trường hợp nghi ngờ bị Ebola (hai được xác nhận qua xét nghiệm) và ba trường hợp tử vong đã được ghi nhận tại trung tâm y tế Lakati, trung tâm của vụ dịch. Hơn 400 người tiếp xúc với bệnh nhân đang được theo dõi. Nhân viên y tế Công Gô và tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) đang thảo lian65 tính khả thi trong việc triển khai thử nghiệm vaccine Ebola được xem là có hiệu quả tại Guinea trong các vụ dịch trước. Cần khoảng 10 triệu USD trong 6 tháng đầu nỗ lực ngăn chặn.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_ebola_outbreak_continues_drc_access_older_antibiotics_jeopardy#sthash.lHXdgt67.dpuf

Trang