Thông tin

Thứ sáu, 24 Tháng 7 2015 22:37

20/07/2015

Cơ quan Đầu mối (NFP) thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo: ngày 16/7/2015, Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia Trung Quốc đã báo cáo xác nhận 05 trường hợp nhiễm mới cúm A(H7N9) trên người, trong đó 03 trường hợp tử vong, 02 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch.
Phân tích đánh giá trong khoảng thời gian từ ngày 26/5 đến 18/6/2015 tất cả 05 trường hợp mắc mới đều là nam giới, tuổi từ 55-77 tuổi (tuổi trung bình là 66). Số người mắc tại 04 tỉnh: An Huy (2), Giang Tô (1), Thượng Hải (1) và Chiết Giang (1).

Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện những biện pháp giám sát và kiểm soát sau:

1. Tăng cường công tác điều tra dịch tễ học, giám sát yếu tố gây bệnh và phân tích trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người, đánh giá tình hình dịch bệnh;
2. Tăng cường quản lý chặt chẽ ca bệnh và công tác điều trị;
3.Truyền thông rộng rãi phòng chống cúm A(H7N9) và yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh tới công chúng.
Thống kê đến nay, thế giới ghi nhận tổng số 677 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người, trong đó 271 trường hợp tử vong (271/677, tỷ lệ 40%).
Trong tổng số 677 người nhiễm bệnh do cúm A(H7N9): Trung Quốc 674 người (bao gồm cả Đài Loan 04, Hồng Kông 13), Malaysia 01 người, Canada 02 người.  
WHO tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch tễ, tiến hành đánh giá nguy cơ và thông báo những thông tin mới nhất về cúm A(H7N9) tới Cơ quan Đầu mối IHR các quốc gia thành viên.

WHO đánh giá và khuyến cáo: 

1) Các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người sẽ gia tăng tại khu vực bị ảnh hưởng và các khu vực lân cận. Người từ khu vực bị ảnh hưởng khi đi du lịch có thể khởi phát và phát hiện bệnh ở quốc gia khác trong hoặc sau khi đến khu vực có cúm A(H7N9) trên gia cầm.
2) Chưa có bằng chứng vi rút cúm A(H7N9) lây từ người sang người.
3) Khách du lịch khi tới quốc gia có dịch cúm trên gia cầm lưu ý:
- Tránh xa các trại nuôi gia cầm hoặc tránh tiếp xúc với gia cầm sống tại các chợ gia cầm;
- Không nên tới khu vực giết mổ gia cầm;
- Không nên tiếp xúc với với các vật dụng bị ô nhiễm bởi phân gia cầm hoặc vật nuôi;
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng;
- Luôn tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hành vệ sinh tốt;
4) Sau khi đi du lịch tới hoặc ngay sau khi trở về từ khu vực đang có dịch bệnh cúm gia cầm, cá nhân nào thấy xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp nghiêm trọng cần xem xét nghĩ tới nhiễm cúm A(H7N9).
5) Chưa cần sàng lọc đặc biệt tại cửa khẩu, không hạn chế thương mại và du lịch tới các quốc gia bị ảnh hưởng.
6) Các quốc gia tiếp tục tăng cường giám sát cúm, bao gồm giám sát các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) và xem xét cẩn thận bất kỳ trường hợp nhiễm trùng hô hấp nào khác thường.
7) Duy trì năng lực cốt lõi, báo cáo theo quy định của IHR (2005) và đảm bảo chuẩn bị, sẵn sàng thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh cúm của quốc gia.

 

Cơ quan Đầu mối IHR, Văn phòng EOC, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.
Thứ ba, 14 Tháng 7 2015 22:17

13/07/2015

 

Từ ngày 5/7/2015 đến 13/7/2015, Hàn Quốc không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm bệnh và tử vong mới do dịch MERS-CoV gây ra. Thống kê cho thấy có 186 trường hợp nhiễm MERS-CoV và 36 trường hợp tử vong, trong đó, ca tử vong gần đây nhất xảy ra ngày 10/7/2015. Trong tổng số 39 nhân viên y tế Hàn Quốc nhiễm MERS-CoV có: 08 bác sỹ, 15 y tá, 02 nhân viên chẩn đoán hình ảnh, 01 nhân viên vận chuyển, 02 nhân viên cấp cứu, 08 nhân viên chăm sóc, 02 bảo vệ, 01 nhân viên máy tính.

Hiện nay, có 20 trường hợp nhiễm MERS-CoV đang được điều trị tại Hàn Quốc, trong đó có 5 trường hợp bệnh nặng.  Những bệnh nhân có nguy cơ cao thường rơi vào trường hợp những người già, những người có bệnh kèm theo như: ung thư, tim mạch, bệnh đường hô hấp mãn tính hoặc trường hợp bệnh nhân bao gồm cả hai yếu tố trên.

Hai quốc gia Philippines và Thái Lan cũng không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới tại các nước này.
Tính đến ngày 13/7/2015, tổng số trường hợp nhiễm MERS-CoV trên thế giới là 1368 trường hợp, tổng số ca tử vong là 490 trường hợp tại 26 nước: Ca bệnh tại chỗ (9 nước): Ả Rập Xê Út,  Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran; Ca bệnh xâm nhập (17 nước): Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Ai Cập, Mỹ,  Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan.

Hiện nay Việt Nam chưa có trường hợp nhiễm MERS-CoV. Tuy vậy người dân cần chủ động tuân theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra.

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Thứ tư, 08 Tháng 7 2015 21:52

08/07/2015

Sau hai ngày không ghi nhận ca nhiễm MERS-CoV mới và tử vong, ngày 08/7/2015, Hàn Quốc thông báo ghi nhận thêm 01 trường hợp tử vong. Như vậy, từ ngày 20/5/2015 đến 08/7/2015 Hàn Quốc đã ghi nhận 186 trường hợp nhiễm MERS-CoV, trong đó có 39 nhân viên y tế, 34 trường hợp tử vong. Chính phủ Đài loan đã hạ mức cảnh báo đối với hành khách quốc gia này tới Hàn Quốc từ mức 2 xuống mức 1.

Tại Philippines, ngày 07/7/2015, WHO thông báo ghi nhận trường hợp thứ 2 nhiễm MERS-CoV tại nước này. Bệnh nhân là một người đàn ông người Phần Lan 36 tuổi, đã dự cuộc họp tại Ả Rập Xê Út và ở một vài khách sạn tại Riyadh, Jeddah, Dammam. Anh này xuất hiện triệu chứng ho từ tuần đầu tiên của tháng 6 nhưng không cảm thấy mệt trong khi ở Ả Rập Xê Út, không tới cơ sở y tế; không tiếp xúc với người ốm, nhân viên y tế, lạc đà hoặc bất kỳ sản phẩm từ lạc đà trong khi ở Ả Rập Xê Út. Sau đó, bệnh nhân này đã rời Ả Rập Xê Út, ở qua đêm tại một khách sạn ở Dubai, tới Manila, Philippines, rồi qua Malaysia, Singapore, cuối cùng quay trở về Manila. Ngày 30/6/2015, Bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho. Ngày 2/7/2015, tới khám tại một bệnh viện. Mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầu, đờm đã được lấy và gửi tới Viện nghiên cứu Y học nhiệt đới sau đó được cho về nhà đến 3/7/2015. Ngày 4/7/2015, mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầu cho kết quả dương tính với MERS-CoV trong khi mẫu bệnh phẩm đờm cho kết quả âm tính. Sau đó, bệnh nhân được xét nghiệm lại bằng RT-PCR cho kết quả âm tính. Ngày 5/7/2015, bệnh nhân được lấy mẫu máu gửi tới Hồng Kông để tìm kháng thể. Hiện chưa có kết quả xét nghiệm.

Như vậy, tính đến ngày 08/7/2015, tổng số ca nhiễm MERS-CoV trên thế giới là: 1368 ca, trong đó có 488 ca tử vong tại 26 nước: Ca bệnh tại chỗ (9 nước): Ả Rập Xê Út,  Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran; Ca bệnh xâm nhập (17 nước): Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Ai Cập, Mỹ,  Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan.

Hiện nay Việt Nam chưa có trường hợp nhiễm MERS-CoV. Tuy vậy người dân cần chủ động tuân theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra.
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Đính kèmDung lượng
so-tay-phong-chong-mers_gdpm_08_7_2015.pdf2.84 MB
Thứ ba, 07 Tháng 7 2015 21:23

06/07/2015

Ngày 06/7/2015, Cơ quan chức năng Philippines thông báo ghi nhận trường hợp thứ 2 nhiễm MERS-CoV tại nước này. Bệnh nhân là một người đàn ông nước ngoài 36 tuổi, đến Philippines từ Ả Rập Xê Út và ở lại Dubai trước khi tới Manila.

Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng vào ngày thứ 6 (2/7/2015), ngày 3/7/2015 kết quả xét nghiệm dương tính với MERS-CoV, hiện đang được cách ly tại Viện Nghiên cứu Y học nhiệt đới cách Manila 30 km. Thông tin về ngày đến Philippines và quốc tịch của bệnh nhân chưa được tiết lộ.

Philippines hiện đang tìm kiếm 200 người tiếp xúc với bệnh nhân, và ghi nhận ít nhất 01 người xuất hiện triệu chứng, người này đã được cách ly.

Trước đó vào tháng 2/2015, một y tá người Philippines trở về nhà từ khu vực Trung Đông cũng đã có xét nghiệm dương tính với MERS-CoV, sau đó đã hồi phục.

Trên thế giới, tính đến chiều ngày 06/7, tổng số nhiễm MERS-CoV là: 1368 ca, có 487 ca tử vong tại 26 nước: Ca bệnh tại chỗ (9 nước): Ả Rập Xê Út,  Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran. Ca bệnh xâm nhập (17 nước): Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Ai Cập, Mỹ,  Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. 

Hiện nay Việt Nam chưa có trường hợp nhiễm MERS-CoV. Tuy nhiên người dân cần chủ động tuân theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra.

                                                                  

Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế 
(Nguồn: http://www.bbc.com/news/business-33375993)
IHR Focal Point
Thứ ba, 07 Tháng 7 2015 21:22

06/07/2015

Ngày 06/7/2015, Hàn Quốc thông báo không ghi nhận thêm ca mắc mới và tử vong. Như vậy, từ ngày 20/5/2015 đến 06/7/2015 Hàn Quốc đã ghi nhận 186 trường hợp mắc trong đó có 38 nhân viên y tế; 33 trường hợp tử vong.

Hàn Quốc đã bơm gói kích thích kinh tế 10,5 tỷ USD để duy trì và đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trên thế giới, tính đến ngày 06/7, tổng số nhiễm MERS-CoV là: 1367 ca, có 487 ca tử vong tại 26 nước: Ca bệnh tại chỗ (9 nước): Ả Rập Xê Út,  Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran. Ca bệnh xâm nhập (17 nước): Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Ai Cập, Mỹ,  Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. 

Hiện nay Việt Nam chưa có trường hợp nhiễm MERS-CoV. Tuy vậy người dân cần chủ động tuân theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra.

                                                                  

Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế
Thứ sáu, 03 Tháng 7 2015 19:03

03/07/2015

Ngày 3/7/2015, Hàn Quốc ghi nhận thêm ca 1 nhiễm MERS-CoV mới và không có thêm trường hợp tử vong. Như vậy, từ ngày 20/5/2015 đến nay nước này đã ghi nhận 184 trường hợp nhiễm MERS-CoV, 33 trường hợp tử vong.

Tổng số ca nhiễm MERS-CoV trên thế giới là: 1365 trường hợp, trong đó có 487 ca tử vong tại 27 nước: Ca bệnh tại chỗ (9 nước): Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran; Ca bệnh xâm nhập (18 nước): Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ai Cập, Mỹ, Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan.

Hiện nay Việt Nam chưa có trường hợp nhiễm MERS-CoV. Tuy vậy người dân cần chủ động tuân theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Thứ ba, 30 Tháng 6 2015 13:50

27/06/2015

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dịch bệnh do vi rút Ebolatính từ ngày 23/3/2014 đến nay, thế giới ghi nhận số (mắc/tử vong) là (27.545/11.271) trường hợp.

Quốc giaTây Phiđang có dịch Ebola:

TT

Quốc gia

Đến 10/6/2015

Số mắc mới trong 21 ngày qua

BC ngày

Mắc

Tử vong

1.

Guinea:

21/6

3.718

2.473

34

2.

Sierra Leone:

21/6

13.059

3.928

37

 

Tổng số:

 

16.777

6.401

71

Tính đến 21/6/2015 số mắc mới trong tuần qua tại Guinea là (12) trường hợp, Sierra Leone (8).Dịch bệnh Ebola còn ở một số khu vực phía Tây của Guinea và Sierra Leone (điểm màu đỏ trong bản đồ).
Quốc gia châu Phi(42 ngày đã qua) không có dịch Ebola:
- Liberia (10.666/4806), từ ngày 28/3/2015 qua gần 3 tháng công nhận hết dịch nhưng các hoạt động giám sát vẫn được thực hiện.
- Nigeria (20/8), Senegal (1/0), Mali (8/6);
- Cộng hòa dân chủ Congo (D.R.C) là ổ dịch riêng biệt có số (mắc/tử vong) là (66/49) trường hợp và đã được không chế hoàn toàn.
Các nước khu vực Tây Phi tiếp tục tăng cường hợp tác qua biên giới: giám sát dựa vào cộng đồng, trao đổi chia sẻ thông tin về dịch bệnh Ebola.
Quốc gia ngoài châu Phi: 
-Italy (1/0), từ ngày 12/5/2015, ghi nhận trường hợp nhiễm Ebola đầu tiênsau khi trở về từ Sierra Leone, là nhân viên y tế tình nguyện.
- Quốc giakháckhôngcòndịch Ebola gồm: Tây Ban Nha (1/0), Mỹ (4/1), Anh (1/0); đều đã qua 42 ngày theo dõi, giám sát không ghi nhận trường hợp nào kể từ khi ghi nhận trường hợp đầu tiên cũng như các trường hợp có sự lây truyền từ khu vực Tây Phi.
Số nhân viên y tế (mắc/tử vong) do EVD: 
Tuần này, có 3 nhân viên y tế nhiễm mới, Guinea 2 và Sierra Leone 1; tại 3 nước Tây Phi số nhân viên y tế(măc/chết) là 872/507 người; tỉ lệ(chết/mắc) 58%.
- Guinea (189/94); Liberia (378/192) và Sierra Leone (305/221).
- Nigeria (11/5), Mali (2/2), Tây Ban Nha (1/0), Mỹ (3/0), Anh (1/0), Italy (1/0).
- Và D.R.C (8/8).
WHO đánh giá và khuyến cáo: 
Các quốc gia không bị ảnh hưởng tiếp tục giám sát, sẵn sàng ứng phó vì dịch bệnh Ebola vẫn là một nguy cơ y tế công cộng. Các quốc gia giáp khu vực 3 nước Tây Phi ưu tiên hoạt động sau:
1.Hỗ trợ kỹ thuật, hậu cần, tăng cường năng lực, thực hiện kế hoạch thực địa.
2.Hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin liên lạc giữa các quốc gia.
3.Phối hợp đối tác toàn cầu và nâng cao vai trò các cấp chính quyền.
4.Hợp tác quốc tế đánh giá kết quả, phổ biến, chia sẻ bài học kinh nghiệm thực tiễn hoạt động phòng chống Ebola.
5.Tăng cường thực hiện quy định của Điều lệ y tế quốc tế IHR, đảm bảo nâng cao năng lực cốt lõi đáp ứng vấn đề khẩn cấp về y tế công cộng.
Kiểm dịch y tế Việt Nam:
Từ ngày 09/5/2015, kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế tiếp tục thực hiện kiểm tra, giám sát người nhập cảnh Việt Nam:
- Từ 02 quốc gia vùng dịch: Guinea và Sierra Leone
- Thực hiện theo dõi, giám sát trong vòng 21 ngày tính từ ngày người đó rời khỏi quốc gia vùng dịch Ebola.

 

Cơ quan Đầu mối IHR, Văn phòng EOC, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

Trang