Thông tin

Thứ năm, 23 Tháng 10 2014 09:39

Các cơ sở y tế cần nâng cao mức độ cảnh giác và mức độ đáp ứng cao hơn nữa đối với dịch bệnh Ebola, đây là yêu cầu của GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế trong buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Ebola, sáng ngày 19/10/2014, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Trong những ngày vừa qua dịch bệnh Ebola vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên việc 3 y tá đang làm việc trong các cơ sở y tế của Tây Ban Nha và Mỹ bị nhiễm virut Ebola khi chăm sóc người bệnh là một sự cố về y tế công cộng, buộc tất cả các quốc gia trên Thế giới phải xem xét, kiểm tra và rà soát lại các biện pháp phòng, chống lây nhiễm viruts Ebola để rút ra các bài học kinh nghiệm.

Thứ tư, 22 Tháng 10 2014 13:32

1. Bệnh do vi rút Ebola là gì?

Bệnh do vi rút Ebola (Ebola virus disease), từng được biết đến là bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Ebola (Ebola haemorrhagic fever), là bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong ở người. Tỷ lệ tử vong do Ebola virus disease (EVD) lên đến 90%. Dịch bệnh EVD được phát hiện lần đầu tại những bản làng xa xôi hẻo lánh tại khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới. Vi rút Ebola xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Công Gô vào năm 1976. Tại Công Gô, vi rút được phát hiện ở một ngôi làng ven sông Ebola, vì vậy người ta đặt tên là vi rút Ebola. Tại châu Phi, dơi ăn quả được xem là các vật chủ tự nhiên của vi rút này.

2. Vi rút Ebola lây nhiễm sang người như thế nào?

Vi rút Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rút lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.

Thứ hai, 20 Tháng 10 2014 09:37

Ebola đang tàn phá những gì mà nó tác đông tới. Nhưng hầu hết mọi người không phải lo sợ nó. Tại sao?

Một bài viết về dịch bệnh Ebola được đăng trên tờ The Washington Post ngày 11/8/2014 đã tổng hợp rất nhiều nhận định và ý kiến của chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ. Đúng là Ebola rất đáng sợ, tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ chúng ta lại thấy nó không đáng ngại. Mặc dù bệnh rất ghê gớm và không có cách điều trị đặc hiệu, nhưng dịch bệnh lại có thể dự phòng và kiểm soát được nếu chúng ta cố gắng và làm đúng.

Thứ tư, 18 Tháng 6 2014 08:38

Mời quý hội viên theo dõi video vệ sinh tay: http://tinyurl.com/HandHygieneVideoNEJMVietnam

 

Thứ tư, 19 Tháng 6 2013 04:00

THÔNG TƯ

Hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm

Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Bộ Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm như sau:

Thứ hai, 22 Tháng 4 2013 03:50

TT (TP.HCM) - Khả năng lây dịch từ Campuchia vào phía Nam nước ta là rất lớn - TS.BS Lê Trường Giang, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cảnh báo.

Ngày 21-4, lãnh đạo các sở y tế, trung tâm y tế dự phòng, chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, bệnh viện đa khoa của 20 tỉnh thành phía Nam đã tham dự hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm khu vực phía Nam được tổ chức tại Viện Pasteur TP.HCM.

Ông Lê Hoàng San, viện phó Viện Pasteur TP.HCM, cho biết hiện nay tại phía Nam đã có các ca bệnh tả ở An Giang (5 ca) và TP.HCM (7 ca). Trước tình hình bệnh tả có nguy cơ lây lan, ông Lê Hoàng San đề nghị các địa phương có kế hoạch phòng chống, tăng cường giám sát các ca bệnh, đồng thời chuẩn bị thuốc men, dịch truyền... nếu có ca bệnh xảy ra.

Với các ca bệnh nghi ngờ, các tỉnh nên chủ động xét nghiệm để điều trị, sau đó gửi bệnh phẩm cho Viện Pasteur để được xác định lại (đến nay Bộ Y tế chỉ công nhận những ca tả do Viện Pasteur xét nghiệm).

Khó kiểm soát

 

Nước sông ở An Phú, An Giang có phẩy khuẩn tả

Bà Nguyễn Thị Phương Lan, trưởng phòng thí nghiệm vi khuẩn đường ruột Viện Pasteur TP.HCM, cho biết từ tháng 1 đến tháng 4-2010 Viện Pasteur TP.HCM đã lấy các loại mẫu nước sông và mồi tôm ở năm tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau xét nghiệm tìm phẩy khuẩn tả, trong đó chỉ có nước sông ở huyện An Phú, An Giang có phẩy khuẩn tả.

Tại TP.HCM, Viện Pasteur cũng lấy 10 mẫu nước uống sinh hoạt, 22 mẫu phân của người tiếp xúc với ca bệnh, người bán hàng rong và 1 mẫu thực phẩm để xét nghiệm tìm phẩy khuẩn tả, tuy nhiên đã không tìm thấy. Hiện Viện Pasteur TP.HCM mới lấy mẫu nước sông ở “xóm ghe” Q.7 - nơi có hai ca bệnh tả - để xét nghiệm tìm vi khuẩn tả.

Theo ông Hoàng San, hiện TP.HCM vẫn chưa tìm được nguồn lây bệnh tả nên chưa xử lý dứt điểm nguồn lây bệnh, chỉ tập trung xử lý các ca bệnh dương tính. TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước với mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai từ nhiều vùng miền, thậm chí từ nước có bệnh tả. Do vậy dự báo bệnh tả ở TP.HCM khó kiểm soát, có thể kéo dài và lan tràn trong cộng đồng rất lớn.

TS.BS Lê Trường Giang, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thừa nhận dù TP đã nỗ lực, chủ động trong công tác phòng chống bệnh tả, tuy nhiên vẫn có hai điểm yếu. Đó là việc quản lý hàng rong và các ghe thuyền. Bất cứ chỗ nào trên địa bàn TP.HCM đều có mặt của hàng rong và số lượng hàng rong trong TP là bao nhiêu thì không đếm được, trong đó có nhiều hàng rong chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

TP có chủ trương từ nay đến cuối tháng 5 toàn bộ người bán hàng rong sẽ được tập huấn lại về kiến thức, kỹ năng vệ sinh an toàn thực phẩm. Về lâu dài, UBND TP sẽ đưa những người bán hàng rong vào những khu ăn uống tập trung. Còn trước mắt trong thời gian này, những hàng rong không đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm thì các phường, xã phải cấm không cho bán, thậm chí cưỡng chế, tịch thu.

Để quản lý ghe, thuyền, tàu từ các tỉnh đến, đặc biệt là các tỉnh miền Tây khi những người này ở trên ghe, ăn trên bờ, tắm dưới sông và đi vệ sinh xuống sông, ông Giang cho rằng TP cần có thời gian.

Trước mắt, UBND TP đã quyết định giao Công ty Cấp nước TP phải đưa xe bồn hoặc bồn nước lớn đặt trên những khu vực này để cung cấp nước sạch cho dân theo giá nước máy của TP. Như vậy, giá nước máy sẽ rẻ hơn 20 lần so với giá nước thực tế hiện các ghe này đang phải mua. Đồng thời TP sẽ tiếp tục đưa những xe vệ sinh công cộng lưu động tới và trong tương lai sẽ xây những nhà vệ sinh công cộng để đáp ứng nhu cầu vệ sinh của khách vãng lai.

Khả năng lây tả từ Campuchia là rất lớn

Dự báo về nguy cơ lây bệnh tả khu vực phía Nam, ông Giang cho rằng với một đường biên giới giáp ranh giữa nước ta với Campuchia dài như vậy, khả năng phẩy khuẩn tả từ vùng dịch đó đi theo con đường tự nhiên cũng như đi theo con người vào miền Nam là rất lớn. Ông Giang nhận định không chỉ An Giang có bệnh nhân tả, có thể nhiều tỉnh thành khác cũng đã có ca bệnh tả nhưng chưa được phát hiện.

Ông Phan Vân Điền Phương, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang, tỏ ra lo lắng khi tình hình bệnh tả ở Campuchia vẫn diễn biến phức tạp. Nước bạn với nước ta cách nhau bởi một con sông, trong khi việc đi lại của người dân giữa hai nước diễn ra dễ dàng nên dù An Giang không phát hiện ca tả nào suốt một tháng nay sau năm ca đã xảy ra, nhưng vẫn tiềm tàng nhiều nguy cơ tái phát.

TS Trường Giang hoan nghênh tỉnh An Giang khi ngành y tế tỉnh này đã chủ động sang Campuchia hỗ trợ chống dịch, nhưng chỉ ngành y tế An Giang sẽ khó có thể giúp được Campuchia dập được ổ dịch. Do đó ông Giang đề xuất Viện Pasteur TP.HCM nên đề nghị chính thức với Bộ Y tế, thậm chí với Chính phủ, để VN có thể đưa một lực lượng mạnh mẽ hơn, hùng hậu hơn đến giúp nước bạn chống dịch, đồng thời cũng là giúp chính mình.

THÙY DƯƠNG

.......................................

Nguy cơ bùng phát dịch tả bên sông

TT (TP.HCM) - Như Tuổi Trẻ đã thông tin, hai cha con ông Trần Văn Em, sống trên ghe neo đậu tại kênh Tẻ (P.Tân Thuận Tây, Q.7, TP.HCM), đã bị nhiễm bệnh tả. Trong khi đó nơi đây hiện còn hàng ngàn hộ dân đang sống trên những chiếc ghe vẫn vô tư ăn uống, sinh hoạt, vứt rác, tống các chất thải xuống dòng kênh như chưa có việc gì xảy ra.

Bà Nguyễn Thị T. (ngụ xã Phú Đức, Châu Thành, Bến Tre) có ghe neo cách ghe của ông Trần Văn Em khoảng 200m nhưng không biết có bệnh dịch tả đang xảy ra. Bà và ba cô con gái vẫn vô tư: “Hơn ba năm nay, từ hồi nào giờ tui và sấp nhỏ sống ở đây. Nước, đồ ăn mua trên những chiếc ghe hoặc xe đi bán dạo trên bờ, dưới sông mà chưa thấy mắc bệnh gì lớn. Có chăng chỉ là nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tui ra nhà thuốc gần đây mua uống là khỏi ngay”.

Chính cuộc sống khó khăn, người dân ở đây phải sống tạm bợ trên những chiếc ghe bên dòng kênh Tẻ. Những chất loại thải trong cuộc sống họ không biết để đâu nên đành trút cả xuống kênh. Trên bờ, những hàng quán, xe đẩy rong buôn bán đồ ăn dạo. Những người dân này vô tư mua và ăn uống. Nước ngọt phải mua từng bình nên xài rất dè sẻn và chuyện tắm sạch, ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn... dường như là khái niệm xa vời đối với người dân nghèo nơi đây. Đây là tác nhân có thể gây dịch tả rất lớn tại khu vực “xóm ghe” này.

Ông Nguyễn Hữu Hưng, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận 7, cho biết hiện cán bộ y tế đã giám sát các ca bệnh, chưa phát hiện thêm ca nào mới.

Ngoài việc giám sát, Trung tâm Y tế dự phòng còn cho phun thuốc khử trùng trên bề mặt 14 chiếc ghe đậu quanh khu xảy ra bệnh tả. “Chúng tôi cũng đã điều Công ty Công ích quận đem một bồn nước 5.000 lít đến ngay hiện trường để cung cấp nước sạch cho người dân tại đó. Những người sống trên ghe neo đậu gần khu vực phát bệnh có thể đến xin nước sạch về dùng để tránh lây bệnh”.

NGUYỄN ĐỨC THIỆN

Thứ tư, 15 Tháng 12 2010 03:41
(TNO) Năm 2010 sắp kết thúc, đây là năm được các chuyên gia đánh giá có nhiều thành tựu quan trọng về lĩnh vực y tế.

Sau đây là 10 thành tựu y học nổi bật nhất trong năm 2010 được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn:

1. Thuốc giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

Antiretroviral là thuốc được dùng để kéo dài cuộc sống của bệnh nhân có HIV. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy, loại thuốc này có thể trở thành vũ khí hữu hiệu chống virus HIV lây truyền cho những người khỏe mạnh.

 

Ảnh: AFP

Một cuộc thử nghiệm của các nhà khoa học Mỹ liên quan tới gần 2.500 nam giới đồng tính - nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, cho thấy dùng thuốc Antiretroviral đã giúp giảm tới 44% nguy cơ lây nhiễm HIV so với nhóm dùng giả dược. Thậm chí, tỷ lệ này còn có thể tăng lên tới 73% ở nhóm thường xuyên dùng thuốc.

2. Tế bào nhân tạo

Các nhà khoa học tại Viện J.Craig Venter (Mỹ) đã thành công khi tạo được tế bào sống nhân tạo trong phòng thí nghiệm.

Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Craig Venter làm trưởng nhóm đã dùng một số hóa chất để tổng hợp nên các đoạn ADN, sau đó gắn một đoạn ADN mới vào tế bào và từ đây có thể phân chia liên tục.

 

Ảnh: Viện J.Craig Venter

Công trình khoa học của Tiến sĩ Venter mở ra cánh cửa giúp loài người có thể tạo ra sự sống nhân tạo vốn chưa từng có trước đây.

3. Xét nghiệm máu phát hiện bệnh Alzheimer

Một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp chẩn đoán được bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ), qua đó giúp tăng cơ hội phát hiện sớm căn bệnh này. Được biết, Alzheimer là bệnh gây tử vong ở người cao tuổi đứng hàng thứ 4 hiện nay.

 

Bệnh Alzheimer thường xảy ra ở người có tuổi - Ảnh: Reuters

Thử nghiệm trên các tình nguyện viên, các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) nhận thấy, tỷ lệ thành công trong việc phát hiện những người mắc bệnh Alzheimer là 94%, trong khi đó mức độ chính xác trong việc phân loại những người không bị mắc bệnh này là 84%.

4. FDA chuẩn thuận Botox chữa đau nửa đầu

Giới chức liên bang Mỹ khẳng định Botox, chất được tiêm vào cơ thể để giảm nếp nhăn, có thể trị được bệnh đau nửa đầu.

Dựa trên hai cuộc thử nghiệm lớn liên quan tới hơn 1.000 bệnh nhân, hãng dược Allergan - hãng sản xuất Botox - đã thuyết phục được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) về việc Botox đẩy lùi được bệnh đau nửa đầu.

 

Ảnh: Shutterstock

Cuối cùng, FDA đã phê chuẩn loại thuốc này cho bệnh nhân bị đau nửa đầu từ 15 ngày trở lên mỗi tháng.

5. Hô hấp nhân tạo mới: Ấn ngực mà không cần thổi ngạt

Theo các chuyên gia thuộc Hiệp hội tim mạch Mỹ, phương pháp hô hấp nhân tạo mới (cardiopulmonary resuscitation - CPR) chỉ ấn mạnh vào ngực (mà không cần thổi ngạt bằng miệng) cũng giúp tăng khả năng sống sót ở các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim với tỷ lệ tương tự như phương pháp hô hấp nhân tạo thông thường (cả ấn ngực lẫn thổi ngạt).

 

Ảnh: AFP

Điểm đặc biệt ở phương pháp chỉ ấn ngực này là ai cũng có thể thực hiện được và tiết kiệm nhiều thời gian, qua đó tăng khả năng sống sót của nạn nhân.

Các phương pháp hô hấp nhân tạo truyền thống thường mất nhiều thời gian do nhân viên y tế phải ngừng ấn ngực lúc thổi ngạt khi cấp cứu tại chỗ và không có dụng cụ y tế.

6. FDA hạn chế dùng thuốc trị tiểu đường Avandia

Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã ra thông cáo hạn chế sử dụng thuốc trị tiểu đường Avandia do lo ngại thuốc này làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ khi bệnh nhân dùng thuốc trong thời gian dài.

Trong một thông cáo được đưa ra hồi tháng 9 vừa qua, FDA cho biết thuốc Avandia (do công ty dược GlaxoSmithKline của Anh sản xuất) chỉ được kê cho bệnh nhân tiểu đường típ 2 nếu họ không thể kiểm soát được lượng đường glucose trong máu sau khi đã thử dùng các loại thuốc điều trị tiểu đường khác.

 

Ảnh: AFP

Ngoài ra, FDA cũng nhấn mạnh rằng, các bệnh nhân chỉ buộc phải dùng Avandia khi đã biết về những nguy cơ tác hại do thuốc này mang lại.

7. Phát hiện sớm bệnh tim nhờ xét nghiệm máu

Các nhà khoa học đã xác định được 23 gien tượng trưng cho protein trong máu, qua đó giúp phát hiện chính xác tới 83% tình trạng bị nghẽn mạch máu, triệu chứng điển hình của bệnh tim mạch.

 

Ảnh: Getty Images

Khi dùng biện pháp xét nghiệm máu để tìm hiểu liệu bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim cao hay thấp, các chuyên gia nhận thấy liệu pháp mới này tăng khả năng phát hiện bệnh lên 16% so với các phương pháp truyền thống.

Nhờ giúp phát hiện bệnh tim ngay từ khi cơ thể hoàn toàn chưa có biểu hiện gì, liệu pháp xét nghiệm máu có thể giúp cứu sống được hàng ngàn người mỗi năm.

8. Dự đoán tỷ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm

Các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford (Mỹ) đã tìm ra cách dự đoán chính xác hơn tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Dùng máy quay theo dõi sự phát triển của trứng đã thụ tinh có thể giúp cung cấp thông tin cụ thể những phôi có cơ hội sống tốt nhất, sau khi được thụ tinh trong ống nghiệm và cấy vào cơ thể người mẹ.

 

Ảnh: AFP

Phương pháp mới sử dụng công nghệ hình ảnh để quan sát và phân tích sự phát triển của phôi trong những ngày đầu tiên, có thể giúp lựa chọn được phôi tốt nhất từ giai đoạn sớm hơn, qua đó giúp tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến IVF để có con.

9. Buồng trứng nhân tạo

Thêm tin vui cho những chị em bị vô sinh, các nhà khoa học thuộc Đại học Brown (Mỹ) cho biết đã thành công trong việc tạo ra buồng trứng nhân tạo, giúp nuôi dưỡng trứng bên ngoài cơ thể.

Phát hiện này có thể giúp hàng ngàn phụ nữ bị tổn thương ở buồng trứng thực hiện được thiên chức của mình: làm mẹ.

 

Nhờ buồng trứng nhân tạo, trong tương lai, nhiều phụ nữ có thể chạm tới giấc mơ làm mẹ của mình - Ảnh: Shutterstock

Ngoài ra, theo các chuyên gia, những phụ nữ sắp trải qua các đợt hóa trị liệu hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư… cũng không phải quá lo lắng khi buồng trứng nhân tạo giúp tăng khả năng có con của họ.

10. Nuôi cấy tế bào gốc an toàn hơn

Nhóm nghiên cứu thuộc Bệnh viện Nhi đồng Boston (Mỹ) đã tìm ra phương pháp nuôi cấy tế bào gốc đa năng (iPS) mới an toàn và nhanh chóng hơn.

Hiện nay, để tạo ra các tế bào iPS từ tế bào da, các nhà khoa học cần phải cho những tế bào da này tiếp xúc với cả virus và gien gây bệnh ung thư để lập trình lại chúng ở tình trạng giống như phôi.

 

Tế bào gốc iPS có thể phát triển thành các bộ phận khác nhau của cơ thể như cơ bắp, mô thần kinh và sụn - Ảnh: AFP

Mới đây, các chuyên gia thuộc Bệnh viện Nhi đồng Boston đã sử dụng thành công một hình thức gien bổ sung khác, được gọi là RNA, giúp loại bỏ các tác nhân gây nguy hiểm từ các virus cũng như gien gây bệnh ung thư.

Và phương pháp tạo iPS mới giúp tăng tính hiệu quả lên tới khoảng gấp 100 lần so với phương pháp truyền thống. Đây là bước tiến lớn trong việc ứng dụng tế bào iPS để chữa bệnh.

Trang