Thông tin

Thứ hai, 28 Tháng 12 2009 06:17

   Khi Cúm A(H1N1) đã lây lan ra ngoài cộng đồng nhất là trong các công sở, trường học, khu nhà cao tầng đã làm cho người dân hết sức hoang mang, nhiều cầu hỏi được đặt ra từ những người dân như: Làm thế nào để biết là chúng tôi bị cúm hoặc người khác bị cúm A(H1N1)? Chúng tôi phải làm gì để phòng ngừa cho mình không lây bệnh và cho cả người thân trong gia đình? Biện pháp phòng ngừa nào có hiệu quả ? Sử dụng khẩu trang nào để phòng ngừa cúm A(H1N1)? Rửa tay như thế nào là có hiệu quả?..... Để đáp ứng những nhu cầu thực tế của người dân. Chúng tôi xin có một số hướng dẫn cụ thể như sau:

      Vi rút Cúm A(H1N1) là một loại vi rút có khả năng lây từ động vật sang người, từ người sang người và ngược lại. Đường lây truyền chủ yếu của Cúm A(H1N1) là qua các giọt bắn khi chúng ta nói chuyện, hắt hơi và ho. Các hạt này là những phần tử nhỏ có kích thước > 5µm. Chúng chứa các vi rút cúm trong đó và các phần tử nhỏ này bắn ra với một vận tốc rất nhanh với vận tốc là 30-80 cm/giây và đi xa trong vòng 1 m. Ngoài ra chúng còn lây truyền qua đường tiếp xúc với dụng cụ, bề mặt và bàn tay có tiếp xúc với các dịch từ đường hô hấp của người bị nhiễm cúm A(H1N1) và những giọt bắn sau khi phát tán ra môi trường chúng cũng sẽ lại rơi xuống các bề mặt, dụng cụ và sàn nhà nơi chúng ta sinh sống. Vi rút Cúm có thể sống vài giờ đến 48 giờ trên bề mặt, trên bàn tay sau nhiều giờ, và lâu hơn ở những người nhân viên làm phòng xét nghiệm nuôi cấy vi rút và trong không khí tồn đọng không được lưu thông trong nhiều giờ. Một con đường thứ 3 là lây truyền quan những giọt (phần tử) nhỏ có kích thước nhỏ như những hạt khí dung (< 5µm). Những phần tử khí dung này được sinh ra trong quá trình chăm sóc đường thở của người bệnh nhiễm Cúm A(H1N1) có biểu hiện suy hô hấp và phải hỗ trợ hô hấp bằng máy thở cơ học và hút đàm qua nội khí quản, đặt nội khí quản thở máy, ....

   Người nuốt, hít phải những phần tử có chứa vi rút này, vi rút sẽ cư trú tại vùng hầu họng sau đó vào trong niêm mạc phế quản nhân lên và lan xuống phổi khi cơ địa người bị nhiễm giảm sức đề kháng (người già, người mắc bệnh mãn tình ở đường hô hấp, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai). Nếu người khỏe mạnh có sức đề kháng tốt vi rút sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt và có thể tự khỏi, những người này chỉ cần theo dõi tại nhà mà không cần phải đến bệnh viện. Một số khi vi rút xâm nhập vào vùng hầu họng có biểu hiện như cúm thông thường là sốt, ho, đau họng, đau mình mẩy, và thường sẽ đến bệnh viện khám bệnh và tư vấn, trong trường hợp này nếu có yếu tố dịch tễ nghi ngờ như đến hoặc về từ vùng dịch tễ cúm đang lưu hành trong vòng 7 ngày, hoặc có tiếp xúc với những người bị nghi ngờ hoặc đã xác định có nhiễm cúm A(H1N1) trong vòng 7 ngày, họ sẽ được theo dõi và nếu có biểu hiện nhiễm cúm sẽ được làm xét nghiệm (trong trường hợp nơi đó có khả năng làm xét nghiệm định danh), nếu dương tính sẽ được uống thuốc tiêu diệt vi rút, tại những nơi không có khả năng làm xét nghiệm, có thể phải xem xét đến khả năng tiếp xúc quá gần (như mẹ chăm sóc con, người trong cùng một gia đình,..) thì sẽ được uống thuốc phòng ngừa. Một số trường hợp suy giảm miễn dịch như đã nêu trên thì vi rút sẽ tấn công vào phổi gây viêm phổi và những biến chứng nặng toàn thân khác (Sơ đồ 1) và những người này bắt buộc phải nhập viện để điều trị, quản lý và theo dõi. Tỷ lệ những người nhóm bệnh này là không cao trong cộng đồng dân cư.

TS.BS. Seizaburo Kashiwagi; Giám đốc danh dự Trung tâm y khoa – Bệnh viện quốc gia Nhật Bản

   Do đường lây truyền chủ yếu ngoài cộng đồng là qua giọt bắn và tiếp xúc, cho nên việc phòng ngừa là làm sao ngăn chặn và giảm lượng vi rút phát tán ra môi trường, giảm nguy cơ con người hít và nuốt phải chúng . Các biện pháp hiệu quả bao gồm:

   1. Thực hiện nghiêm ngặt quy tắc vệ sinh đường hô hấp khi ho, hắt hơi, quy tắc này bao gồm: Hãy dùng khăn giấy để che miệng và mũi lại khi ho hoặc hắt hơi. Hoặc ho và hắt hơi vào phía trên tay áo vào vùng khuỷu, đừng ho hoặc hắt hơi vào bàn tay. Sau đó bạn bỏ khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy và đi rửa tay hoặc sát trùng tay với dung dịch có chứa cồn ngay lập tức (Sơ đồ 2). Trong trường hợp không có khăn giấy, bạn có thể dùng khăn vải, nhưng chỉ cho riêng mình và phải giặt sạch phơi nắng hàng ngày và thay thường xuyên.

   2. Hãy hướng dẫn mọi người dân (đặc biệt là đối tượng học sinh, giáo viên những người trực tiếp chăm sóc dạy trẻ học, những người làm trong cơ quan xí nghiệp tập trung quá đông người) việc tăng cường rửa tay hoặc sát trùng tay với dung dịch có chứa cồn (khi không có sẵn nước và xà phòng rửa tay), mọi lúc, mọi nơi khi có tiếp xúc với bề mặt nguy cơ và khi chăm sóc người bệnh tại gia đình, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, chùi mũi,....Rất nhiều quốc gia trên thế giới sau khi phát động chiến dịch tăng cường rửa tay ngoài cộng đồng, trường học, đã làm giảm trên 40% tần suất bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp (bao gồm cả Cúm mùa), bị viêm phổi ở cộng đồng và trẻ dưới 5 tuổi, học sinh trường học.

   3. Khi bạn có sốt và ho, bạn có khả năng bị nhiễm cúm A; Hãy ở nhà và hạn chế đến nơi đông người. Bạn hãy đeo khẩu trang (Loại khẩu trang y tế có 3 lớp và bán thấm) để ngăn chặn sự phát tán nguồn bệnh tới người khác Và khi bạn khỏe mạnh chỉ khi nào phải đi vào vùng có nguy cơ lây nhiễm cúm hoặc tiếp xúc với người đang nghi ngờ hoặc đã xác định nhiễm cúm A(H1N1), bạn mới cần đeo khẩu trang y tế như trên để phòng ngừa lây lan cho mình. Bạn không cần thiết lúc nào cũng phải mang khẩu trang mọi lúc, mọi nơi. Loại khẩu trang đặc biệt có độ lọc cao (N95. 97, 100) chỉ dùng cho đối tượng NVYT trực tiếp chăm sóc người bệnh có nguy cơ hít phải các hạt khí dung có chứa vi rút mà thôi. Khi bạn không có khẩu trang bên mình, bạn hãy đứng cách xa người bệnh trên 1 m và nên tập thói quen xúc miệng với dung dịch sát khuẩn mỗi buổi sáng, tối ở nhà mình. Và khi bạn đã đeo khẩu trang rồi, không bao giờ được sờ vào mặt trước của khẩu trang, nhất là sau đó không rửa tay thì nguy cơ lây nhiễm cho chính bạn là rất cao.

   4. Hãy để nhà cửa thông thoáng, hãy mở rộng cửa sổ, cửa ra vào, hạn chế dùng máy lạnh, hạn chế tập trung ở những khu vực có thông khí không tốt. Người ta đã nghiên cứu rằng khi chúng ta mở cửa sổ và cửa chính để thông khí tự nhiên thôi và có thể bổ xung thêm một số quạt thổi thích hợp trong môi trường thì cũng sẽ đạt được 12 luồng không khí đổi mới được trao đổi mỗi giờ. Và như vậy nếu lượng vi rút phát tán trong không khí từ người bệnh vào môi trường sau 30 phút chỉ còn lại là 0,3% và sau 1 giờ còn lại 0%. Và cho đến hiện nay đây vẫn là phương pháp hữu hiệu để làm pha loãng và giảm nồng độ vi rút trong không khí và môi trường hữu hiệu nhất, ít tốn kém và dễ thực hiện mọi lúc, mọi nơi.

   5. Có cần thiết phải mua dự trữ thuốc kháng vi rút (Tamiflu, Oseltamivir phosphate ) để điều trị cho mình không? Hoặc là khi nào có ho và sốt là tự đi mua thuốc uống? Nếu bạn nghĩ như vậy thật là sai lầm: thứ nhất không phải tất cả mọi người bị cúm đều phải dùng thuốc. Trong trường hợp bạn khỏe mạnh, dù có tiếp xúc với nguồn bệnh và người đang nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm cúm A(H1N1), bạn cũng chỉ cần theo dõi sức khỏe của mình trong vòng 7 ngày sau khi tiếp xúc, nếu có ho và sốt, bạn hãy đến cơ sở y tế để khám và được tư vấn, không tự ý mua thuốc điều trị, vì nguy cơ kháng thuốc cho bạn và cộng đồng là rất cao. Và giả sử rằng lần sau bạn bị cúm A(H1N1) thật thì liệu thuốc đó có còn tác dụng hay không?

   6. Sau cùng bạn hãy giữ cho mình và những thành viên trong gia đình mình có một cuộc sống lành mạnh, một tinh thần sảng khoái, đừng quá lo lắng về bệnh Cúm A(H1N1) hiện nay. Hãy ăn đủ và cân đối các loại thực phẩm, hãy ngủ sớm, tập thể dục đều đặn, hạn chế đến nơi đông người nếu không cần thiết, chú ý vệ sinh răng miệng, xúc miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

   Với những hiểu biết như trên, bạn có thể yên tâm đồng hành với dịch cúm A(H1N1) và sẵn sàng ứng phó khi tình huống bệnh có thể xảy ra với bạn, con cái và những người thân của bạn.

BS.CKII.  Nguyễn Thị Thanh Hà                 
Trưởng khoa Chống Nhiễm Khuẩn, Bệnh viện Nhi Đồng 1
Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm Khuẩn TP Hồ Chí Minh

Thứ hai, 14 Tháng 12 2009 10:45

Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm nhân lực cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động. Ngoài nhân lực cho các bộ phận như khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, bộ phận giám sát nhiễm khuẩn phải bảo đảm tối thiểu 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/150 giường bệnh.

Bên cạnh đó, các bệnh viện phải thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm: Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh hoặc bệnh viện hạng II trở lên phải thành lập Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn; nếu có dưới 150 giường bệnh thành lập Tổ kiểm soát nhiễm khuẩn; các phòng khám đa khoa và các trạm y tế cần có nhân viên phụ trách công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tùy theo quy mô bệnh viện có các bộ phận sau: hành chính-giám sát; khử khuẩn-tiệt khuẩn; giặt là và các bộ phận khác do Giám đốc quyết định. ...

Thông tư còn hướng dẫn việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn và quy định rõ các điều kiện bảo đảm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn  như Vệ sinh tay, Thực hiện các quy định về vô khuẩn Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và phương tiện chăm sóc, điều trị, các biện pháp phòng ngừa cách ly;Giám sát phát hiện nhiễm khuẩn mắc phải và các bệnh truyền nhiễm trong cơ sở y tế; Vệ sinh môi trường và quản lý chất thải; Vệ sinh đối với người bệnh, người nhà người bệnh; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Quản lý và sử dụng đồ vải; Vệ sinh trong việc bảo quản, ướp, mai táng, di chuyển thi thể khi người bệnh tử.....

 

(16/10/2009 - Theo Cụcc QLKCB).

Thứ hai, 14 Tháng 12 2009 03:26

Ngày 20/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo cho biết, đã phát hiện biến thể trong các mẫu virus cúm A/H1N1 được lấy từ 2 bệnh nhân tử vong đầu tiên do cúm này ở Na Uy.

Tuy nhiên, WHO xác nhận biến thể này không có khả năng lây nhiễm cao hoặc trở thành một dạng nguy hiểm hơn so với virus cúm A/H1N1 hiện nay.

Trước đó, Viện Y tế cộng đồng của Na Uy đã thông báo cho WHO về biến thể trong kết quả xét nghiệm các mẫu virus cúm A/H1N1 lấy từ hai bệnh nhân tử vong và một bệnh nhân với những triệu chứng nguy hiểm.

Thứ hai, 14 Tháng 12 2009 03:25

Vi rút cúm A (H1N1) là gì?

Vi rút cúm A (H1N1) là một chủng vi rút cúm A mới xuất hiện gần đây và gây bệnh cho người. Hiện nay (tính đến ngày 12/5/09) đã có hơn 30 quốc gia xác nhận có bệnh nhân nhiễm loại vi rút cúm này với số lượng là 5.251 trong đó có 61 trường hợp tử vong. Ban đầu người ta gọi vi rút mới này là cúm heo vì các nhà khoa học tìm thấy nhiều gien của vi rút này giống với gien của loại vi rút cúm ở loài heo. Tuy nhiên với những phân tích chi tiết hơn cho thấy loại vi rút này rất khác biệt với loại vi rút cúm heo lưu hành ở khu vực Bắc Mỹ. Vi rút cúm A (H1N1) mới này là một loại lai có gien của 4 chủng vi rút gồm vi rút cúm người, cúm heo, cúm gia cầm ở Bắc Mỹ và gien của cúm heo ở Châu Âu và Châu Á.

Thứ hai, 14 Tháng 12 2009 03:23

Bộ Y tế ban hành Thông tư 18 /2009/TT-BYT Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh

BS Nguyễn Huy Mẫn

Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm nhân lực cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động. Ngoài nhân lực cho các bộ phận như khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, bộ phận giám sát nhiễm khuẩn phải bảo đảm tối thiểu 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/150 giường bệnh.

Thứ hai, 14 Tháng 12 2009 03:22

Ngày 26.11.2009, ban chấp hành Hội Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn Thành Phố Hồ Chí Minh cùng một số chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn của các tỉnh phía Nam đã có buổi họp góp ý với đại diện Bộ Y Tế xây dựng nội dung cuốn sổ tay hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính. Cuộc họp với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu nghành về lãnh vực chống nhiễm khuẩn Việt Nam, cùng với đại diện của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Tổ Chức Lương Nông Thế Giới. Các chuyên gia đã góp ý rất sôi nổi và có những góp ý rất quí giá.Cuốn sổ tay sẽ sớm được ấn bản. Đây sẽ là tài liệu giúp nhân viên y tế tham khảo nhanh chóng, chính xác và giúp cho công tác chăm sóc bệnh nhân đặc biệt là lãnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn ngày càng tốt hơn.

Thứ hai, 14 Tháng 12 2009 03:15

●Hãy chích ngừa cúm: hãy chích ngừa cúm mùa (seasonal flu vaccine), đặc biệt trên các đối tượng nguy cơ cao: nhân viên y tế, bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD), trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân có bệnh lý tim mạch. Chích ngừa ngừa cúm A ( H1N1) khi có,đặc biệt trên các đối tượng nguy cơ cao như đã nêu trên .

Trang